Ngày 19 tháng 7 năm 2024, tại Bệnh viện Phổi Long An, chương trình tầm soát, xây dựng đơn vị chăm sóc hen và quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong cộng đồng (ACOCU) đã được tổ chức.

Ngày 29 tháng 6, tại tỉnh Đồng Tháp, Hội phổi Việt Nam kết hợp với Liên Chi Hội Hen Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Hô hấp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình tập huấn triển khai mạng lưới quản lý Hen và Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Diseases-COPD).

Sáng ngày 18 tháng 5, chương trình tầm soát hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Lê Văn Thịnh đã được tổ chức.

Chương trình nhằm nâng cao nhận thức về bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và khuyến khích những người có nguy cơ mắc bệnh hen và COPD chủ động làm sàng lọc để phát hiện và điều trị sớm.

Tham gia chương trình, có Ths-BS Vũ Trần Thiên Quân, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Đại diện Liên Chi hội Hen-Dị ứng-Miễn dịch-Lâm sàng Thành phố Hồ Chí Minh. Về phía Bệnh viện Lê Văn Thịnh, có bác sĩ CKII Quách Minh Phong, Trưởng khoa Nội Hô hấp của Bệnh viện cùng tập thể các y bác sĩ của bệnh viện, Dược sĩ Đoàn Thị Diễm phụ trách khu vực phía Nam, Công ty TNHH Astrazeneca Vietnam, Dược sĩ Trần Hà Khánh Vân, phụ trách chương trình “Vì Lá Phổi Khỏe” Công ty TNHH Astrazeneca Vietnam.


Ý nghĩa chương trình tầm soát tại bệnh viện Lê Văn Thịnh

Bác sĩ CKII Quách Minh Phong trao đổi với bệnh nhân tham dự chương trình

Chia sẻ về chương trình tầm soát hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Bác sĩ Quách Minh Phong cho biết:

Thứ nhất, về mặt nhân đạo. Bác sĩ Phong nhận xét: “Đây là việc làm rất tốt”, người dân họ đến mua thuốc, mặc dù họ không có biểu hiện bệnh ra bên ngoài. Nhưng nhờ thông qua những kênh thông tin đại chúng, họ tìm đến bệnh viện.

Thứ hai, chương trình cũng thể hiện sự quan tâm nhiều của Liên chi hội Hen Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng Thành phố Hồ Chí Minh đến sức khỏe cộng đồng.

Bác sĩ Quách Minh Phong cũng chia sẻ thông điệp “Trao trọn niềm tin, trao trọn trái tim”, tất cả vì bệnh nhân. “Bệnh viện Lê Văn Thịnh điều trị hen và COPD cũng rất hiệu quả vì thuận tiện cho việc đi lại của người dân, tiết kiệm được kinh phí, họ có bảo hiểm y tế rất tốt, thuốc chất lượng tốt, không thiếu thuốc, rất ít khi xảy ra trường hợp thiếu thuốc.” Bác sĩ Phong khẳng định.

Thứ ba, về cộng đồng. Bác sĩ Quách Minh Phong cho biết, một bệnh nhân chúng ta không quản lý được ngoài cộng đồng để lên cơn cấp nhập viện. Nằm viện ít nhất từ 5 đến 7 ngày thì chi phí rất cao, từ thuốc cho đến kháng sinh và các vấn đề khác, tiền nuôi bệnh. “Như vậy, tỉ lệ rất cao và do đó, chúng ta phát hiện bệnh ngay từ đầu, hiệu quả đem lại cao hơn.”

“Tôi mong muốn qua buổi tầm soát hôm nay, chúng ta phát hiện được càng nhiều bệnh thì càng tốt, để chúng ta có thể quản lý được, họ thường xuyên khám bệnh sẽ tốt hơn.” Bác sĩ Phong chia sẻ.

 

Bác sĩ Phong dẫn chứng: “ví dụ như bệnh lao, mình chữa được cho một bệnh nhân lao thì đồng nghĩa là mình cứu được cho hàng trăm người khác.” Vì bệnh lao là bệnh lây nhiễm. “Đó là ý nghĩa của chương trình tầm soát mà chúng tôi muốn tiến hành trong lần này.” Bác sĩ Phong khẳng định.

Lan tỏa, nhân rộng chương trình tầm soát

“Bệnh viện Lê Văn Thịnh có phòng công tác xã hội, thông qua phòng này, chúng tôi có thể lan tỏa được tất cả nội dung và bất cứ vấn đề, bệnh lý và tuyên truyền thông qua bộ phận này. Thông qua những kênh xã hội phổ biến như Youtube, Fanpage trên Facebook, zalo, chúng tôi sẽ thông báo lên trên các kênh truyền thông hiện nay.” Bác sĩ Phong cho biết.

Cũng theo bác sĩ Phong, trong khi bệnh nhân đến khám thì chúng ta tư vấn kỹ lưỡng, thông qua các bệnh nhân đó, họ sẽ tuyên truyền lại cho những người xung quanh, bà con, hàng xóm, các Hội thuộc các khối Đoàn thể Chính trị Xã hội như Hội người Cao tuổi, Hội Chữ Thập đỏ, Hội cựu Chiến binh, Hội Phụ nữ theo phương châm “mưa dầm thấm đất”.

“Cũng có thể thông qua những cuộc họp của các câu lạc bộ về những người bệnh hô hấp. Mỗi năm, Bệnh viện Lê Văn Thịnh chúng tôi tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ nhiều kỳ.” Bác sĩ Quách Minh Phong chia sẻ.

Bệnh nhân đo hô hấp ký

Chương trình thu hút được 39 cô bác bệnh nhân đến đăng ký và tham gia tầm soát. Trong đó, số trường hợp đo hô hấp ký, bao gồm test hồi phục phế quản là 28 trường hợp. Số trường hợp phát hiện bệnh là 11, trong đó 10 ca có hen suyễn và 1 ca bị ACO, số bệnh nhân chụp X-quang ngực thẳng là 32 ca.

Tin và ảnh: Trần Thanh Lộc

Sáng ngày 11 tháng 5, Bệnh viện Quận 11 phối hợp với Liên Chi hội Hen-Dị ứng-Miễn dịch-Lâm sàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình tầm soát hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease-COPD).