Báo cáo tổng kết được đăng trên tạp chí Hô Hấp Châu Âu 2020 ghi nhận rất ít bệnh nhân Hen và Bệnh phổi Tắc nghẽn Mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease – COPD) nhập viện vì COVID-19 qua các nghiên cứu tại các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Italia và Trung Quốc.

Trung Quốc là nơi có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nhiều nhất thế giới. Trong nghiên cứu của Yang và cộng sự trên 45.000 bệnh nhân bị Covid-19, thì chưa đến 2% có bệnh nền hô hấp (tần suất COPD ở Trung Quốc là 8,6% và hen là 1,6%).

Con số 2% là tỉ lệ rất thấp, so với 16,9% bệnh nhân Covid-19 bị Tăng huyết áp  (tần suất bệnh Tăng huyết áp ở Trung Quốc là 19,3%). Với Đái tháo đường cũng vậy, tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 có bệnh này là 8,2% (tần suất Đái tháo đường trong dân số TQ là 11,2%).

PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan – Chủ tịch Hội Hen Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng TpHCM – Cố vấn chuyên môn của CHAC cho biết thêm “Theo ghi nhận ở bệnh nhân 50 tuổi trở lên bị nhập viện vì Covid-19, những bệnh nhân hen dùng Corticosteroid dạng hít có tỷ lệ tử vong thấp hơn những người không có bệnh lý hô hấp nền.”

Phó Giáo sư còn cho biết thêm “Corticosteroid dạng hít trong các nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả giảm nhân rộng của virus SARS-COV-2 trong tế bào biểu mô hô hấp. Vì vậy, thuốc hít ICS điều trị Hen – COPD có thể là yếu tố bảo vệ cho người bệnh đối với COVID-19”.

Vì vậy, PGS. BS Tuyết Lan đã chủ nhiệm đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của Fluticasone Propionate dạng hít trong điều trị bệnh nhân Covid-19 có yếu tố nguy cơ” do Đại học Y Dược Tp.HCM phối hợp các BS phòng khám CHAC cùng thực hiện.

Đồng thời, PK CHAC tích cực áp dụng sự tiến bộ y học này trong bảo vệ người bệnh Hen suyễn trước làn sóng COVID; với những khuyến khích như sau:

-       Người bệnh Hen – COPD cần tuân thủ điều trị và hít thuốc đều đặn.

-       Cần tăng liều thuốc hít Hen suyễn (nhưng không được vượt mức tối đa cho phép) trong 2 tuần khi nhiễm Covid hoặc mắc bệnh Cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp khác.

-       Khám bệnh qua điện thoại và giữ liên lạc với Bác sĩ điều trị. Vì người bệnh thường được giảm liều sau mỗi 3 – 6 tháng hoặc hướng dẫn tăng liều, xừ trí đợt cấp tại nhà, giảm nguy cơ nhập viện và từ vong.   

BS. Trần Thị Kim Thu