Raman G. Kutty, Dan-Victor Giurgiutiu, Younghoon Kwon, and William J. Healy
ORCID IDs: 0000-0002-2843-1334 (R.G.K.); 0000-0002-8065-6821 (D.-V.G.); 0000-0002-8152-9170 (Y.K.); 0000-0003-4515-5041 (W.J.H.)
Dịch: Trần Thanh Lộc - Hiệu chỉnh: BS Lê Thị Tuyết Lan
Định nghĩa đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng mất khả năng nói, cử động, thị giác hoặc các chức năng khác của não một cách đột ngột. Nạn nhân đột quỵ có thể gặp khó khăn khi đi lại, nói chuyện, nuốt, ghi nhớ, nghe hoặc nhìn. Trường hợp nặng, đột quỵ thậm chí có thể gây tử vong.
Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật lâu dài ở Hoa Kỳ. Trong một số trường hợp, đột quỵ có thể được giảm bớt hoặc phục hồi khi nguồn máu được cung cấp đến não được phục hồi nhanh chóng. Điều quan trọng là nhận biết các triệu chứng của đột quỵ và được chăm sóc y tế nhanh chóng. Vấn đề quan trọng nữa là tìm ra nguyên nhân gây đột quỵ để ngăn ngừa các cơn đột quỵ tiếp theo. Để thực hiện, bác sĩ của bạn sẽ yêu cầu bạn bổ sung các xét nghiệm và hình ảnh.
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là gì (Obstructive Sleep Apnea-OSA)?
Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (Obstructive Sleep Apnea-OSA) là tình trạng ngưng thở hoặc hơi thở trở nên nông hơn trong khi ngủ. Khi chúng ta tỉnh táo, các cơ giữ cho đường thở của chúng ta thông thoáng. Khi chúng ta ngủ, các cơ này thư giãn. Có một số yếu tố nguy cơ nhất định như lưỡi to, amidan lớn hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc OSA. OSA không được điều trị có thể gây ra lượng oxy thấp, ngủ kém, thay đổi nhịp tim và huyết áp.
Chúng liên quan với nhau như thế nào?
- Những người mắc OSA có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp đôi so với những người không mắc OSA.
- OSA làm tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim và tiểu đường, đồng thời làm tăng nguy cơ bị đột quỵ khác. Những người mắc OSA bị đột quỵ sẽ có nhiều biến chứng hơn.
- Đột quỵ làm tăng nguy cơ bị OSA.
- Điều trị OSA sau đột quỵ có thể mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, cải thiện khả năng phục hồi sau đột quỵ và cải thiện tình trạng buồn ngủ.
Tôi có thể làm gì ?
Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ bị OSA, bác sĩ có thể yêu cầu nghiên cứu giấc ngủ để xác định xem bạn có mắc OSA hay không. Đo giấc ngủ tại nhà có thể được thực hiện thoải mái như ở nhà. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện phép đo đa ký giấc ngủ tại cơ sở chăm sóc sức khỏe nếu tình trạng của bạn phức tạp hơn và cần được theo dõi thêm.
Cả hai xét nghiệm này đều có thể được sử dụng để chẩn đoán OSA. Nếu bạn mắc OSA, bác sĩ có thể cho làm áp lực đường thở dương liên tục (Continuous Positive Airway Pressure-CPAP) để sử dụng vào ban đêm trong khi bạn đang ngủ để giúp giữ cho đường thở của bạn thông thoáng bằng áp lực không khí. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của OSA và tiền sử bệnh lý khác, bác sĩ có thể đề xuất lựa chọn thay thế CPAP cho điều trị OSA của bạn. Sử dụng máy CPAP là hữu ích nhất trong việc cải thiện tình trạng buồn ngủ ở những người bị đột quỵ. Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục cũng rất quan trọng để cải thiện giấc ngủ, kiểm soát OSA và giảm nguy cơ đột quỵ trong tương lai. Duy trì thời gian ngủ, thức dậy và hạn chế sự xao lãng khi bắt đầu chìm vào giấc ngủ.
Hình 1. Lộ trình sàng lọc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn sau đột quỵ bằng xét nghiệm giấc ngủ tại nhà, điều trị bằng áp lực đường thở dương liên tục nếu kết quả xét nghiệm giấc ngủ dương tính và trở lại cuộc sống. Được in với sự cho phép của Đại học Augusta (2023) và Peter Naktin. GIÁO DỤC BỆNH NHÂN.
Chú thích hình ảnh:
Stroke : đột quỵ
Testing: kiểm tra
Living: lối sống
If positive, treatment: nếu có, điều trị
Nguồn:
https://www.atsjournals.org/doi/epdf/10.34197/ats-scholar.2023-0034PE?role=tab