Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ

THÔNG TIN DÀNH CHO BỆNH NHÂN

NHIỄM COVID-19, CÚM VÀ CÁC BỆNH HÔ HẤP KHÁC

SARS-CoV-2 là virus gây ra nhiễm trùng COVID-19. Bạn có thể bị bệnh với nhiều virus cùng một lúc. Khi đại dịch SARS-CoV-2 tiếp diễn, bệnh cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác cũng sẽ xuất hiện trong cộng đồng. Nhiễm trùng đường hô hấp có thể biểu hiện các triệu chứng tương tự và tất cả đều có thể lây lan từ người sang người. Thật khó để nói virus nào hoặc vi khuẩn nào đang gây bệnh cho một người nếu chỉ dựa vào các triệu chứng. Đôi khi, xét nghiệm là cần thiết để xem virus nào hoặc vi khuẩn nào hiện diện. Các xét nghiệm này thường liên quan đến việc lấy mẫu phết mũi và/hoặc họng, vì hầu hết các virus này hiện diện với số lượng lớn ở phía sau mũi và họng. Vẫn còn rất nhiều điều để tìm hiểu về nhiễm COVID-19 và nghiên cứu đang được tiến hành.

Bạn có thể bị bệnh với nhiều virus cùng một lúc. Khi có nhiều virus, nguy cơ phát sinh bệnh nặng tăng lên. Bệnh nặng thường liên quan đến việc khó thở và khó lấy oxy vào cơ thể. Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh nặng được trình bày trong bảng dưới đây.

COVID-19 và các virus đường hô hấp khác lây lan như thế nào?

Những virus này lây lan từ người sang người, chủ yếu do những người tiếp xúc gần gũi với nhau (trong vòng khoảng 2 mét). Chúng lây lan chủ yếu qua các giọt nhỏ được tạo ra khi người bệnh (COVID-19 hoặc cúm) ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc ca hát. Những giọt này có thể đáp vào miệng mũi của người ở gần hoặc có thể bị hít vào phổi.

Bạn có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc (như bắt tay), khi chạm vào một bề mặt hoặc một vật có virus rồi chạm vào miệng, mũi, có thể là mắt.

Các bệnh do COVID-19 hoặc các virus hô hấp khác như cúm gây ra có thể khác nhau từ không có triệu chứng đến nặng. Một số người có thể lây lan virus trước khi phát sinh các triệu chứng. COVID-19 có thể lây lan trong vòng 5-7 ngày, và đôi khi lâu hơn, trước khi bắt đầu có các triệu chứng.

Tôi có thể làm gì để tránh các bệnh nhiễm COVID-19 và virus đường hô hấp khác?

Đến 23 tháng 12, 2020, có 2 vắc xin cho SARS-CoV-2 được phê duyệt, nhưng hiện được cung cấp giới hạn. Bạn có thể dùng vắc xin ngừa cúm, bao gồm các chủng cúm A và B dự kiến trong mùa này. Tiêm vắc xin cúm hàng năm có thể giúp bảo vệ bạn và giảm nguy cơ mắc bệnh nặng.

Các biện pháp cơ bản để tránh phơi nhiễm, bao gồm giãn cách, đeo khẩu trang và rửa tay sạch, có thể giúp không chỉ ngăn ngừa COVID-19 mà còn hầu hết các nhiễm trùng hô hấp. Tuân theo quy tắc giãn cách 2 mét. Rửa tay bằng xà phòng và nước trong 20 giây (hoặc dùng nước rửa tay có ít nhất 60% cồn). Đeo khẩu trang thích hợp (che cả mũi và miệng) khi ở gần người khác. Tránh tiếp xúc với người bệnh. Giữ cho các bề mặt bạn chạm vào sạch sẽ và được khử trùng. Tránh phơi nhiễm khói thuốc lá và thuốc lá điện tử.

Làm thế nào tôi có thể phân biệt giữa nhiễm COVID-19 và các bệnh nhiễm khác nếu tôi bị bệnh?

Có thể rất khó phân biệt chúng bằng các triệu chứng. Dưới đây là một số so sánh giữa virus SARS-CoV-2 gây ra COVID-19 và các virus cúm gây bệnh cúm dựa trên thông tin tốt nhất hiện có. Bạn có thể thấy có rất nhiều điểm tương đồng. Một số khác biệt được in đậm.

 

COVID-19

Cúm và các virus hô hấp khác

Bàn luận

Dấu hiệu và triệu chứng

+ Sốt/lạnh run

+ Ho khan

+ Đau họng

+ Nghẹt mũi

+ Mệt mỏi

+ Đau nhức cơ/cơ thể

+ Nhức đầu

+ Mới mất vị/mùi

+ Các triệu chứng tiêu hóa - Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn

 

Các vấn đề về hô hấp như khó thở hoặc đau ngực hoặc thắt ngực

 

Cũng có thể có hạ oxy không triệu chứng

+ Sốt/lạnh run

+ Ho

+ Đau họng

+ Nghẹt mũi

+ Mệt mỏi

+ Đau nhức cơ/cơ thể

+ Thường không mất vị giác

+ Ít khả năng có các triệu chứng tiêu hóa (trừ trẻ em)

+ Khó thở - ít khi nhưng có thể xảy ra khi viêm phổi

+ COVID-19 nhiều khả năng nhập viện và tử vong (nhất là các nhóm nguy cơ cao như cao tuổi và bệnh tim phổi, tiểu đường và béo phì)

+ Các triệu chứng tiêu hóa ở trẻ em thường gặp hơn

+ Nhiều trẻ em bị bệnh nặng do cúm hơn so với COVID-19

 

Các virus hô hấp khác:

+ Chủ yếu là các triệu chứng mũi và xoang

+ Ho do chảy mũi sau

+ Không sốt hoặc sốt nhẹ

+ Một số virus như RSV (Respiratory Synticial Virus) có thể đi vào phổi hoặc đường hô hấp dưới gây viêm tiểu phế quản (bệnh thở khò khè) hoặc viêm phổi

 

Khởi phát bệnh

Dần dần, 2-14 ngày sau khi phơi nhiễm

Thường nhanh hơn — 1-4 ngày sau khi phơi nhiễm

 

Tính lây lan

Rất dễ lây lan — trong 10 ngày hoặc lâu hơn. Thậm chí có thể lây lan khi không có triệu chứng

Cúm — Rất dễ lây — thường trong 5-7 ngày Các virus hô hấp khác: cũng dễ lây

Người có miễn dịch suy yếu có thể lây lan cả hai loại virus lâu hơn

Nhóm nguy cơ cao

+ Người lớn tuổi

+ Người mắc một số bệnh nền, gồm bệnh tim và phổi, tiểu đường và béo phì

+ Người mang thai

+ Trẻ nhỏ

+ Người lớn tuổi

+ Người mắc một số bệnh nền, gồm bệnh tim và phổi, và suy giảm miễn dịch

+ Người mang thai

 

Biến chứng

+ Viêm phổi

+ Suy hô hấp

+ Hội chứng suy hô hấp cấp tính (có dịch trong phổi)

+ Nhiễm trùng huyết

+ Tổn thương tim (ví dụ như cơn đau tim và đột quỵ)

+ Suy đa cơ quan (suy hô hấp, suy thận, sốc)

+ Tình trạng bệnh mạn tính trở nặng

+ Viêm tim, não hoặc các mô cơ

+ Nhiễm khuẩn thứ cấp

 

Cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch ở phổi, tim, chân hoặc não

 

Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C)

+ Cúm: Viêm phổi

+ Suy hô hấp

+ Hội chứng suy hô hấp cấp tính (có dịch trong phổi)

+ Nhiễm trùng huyết

+ Tổn thương tim (ví dụ như cơn đau tim và đột quỵ)

+ Suy đa cơ quan (suy hô hấp, suy thận, sốc)

+ Tình trạng bệnh mạn tính trở nặng

+ Viêm tim, não hoặc các mô cơ

+ Nhiễm khuẩn thứ cấp

 

Các loại virus hô hấp khác: ít gặp hơn nhưng có thể có các biến chứng tương tự

 

Thời gian hồi phục

Khác nhau - vài ngày đến vài tuần, vài tháng ở một số bệnh nhân

Khác nhau - vài ngày đến dưới 2 tuần

Trừ khi các biến chứng khác phát sinh

Điều trị (ngoài các biện pháp hỗ trợ)

Không có điều trị nào được FDA chấp thuận - một số điều trị cấp cứu được FDA cho phép bao gồm remdesivir (chất kháng virus) và huyết tương từ người đã nhiễm COVID-19 ở bệnh nhân nội trú. Dexamethasone (một loại steroid) được sử dụng trong một số trường hợp và được FDA cho phép

Thuốc theo toa chống virus

 

Các virus đường hô hấp khác: không có điều trị cụ thể

 

Phòng ngừa (ngoài các biện pháp cơ bản để tránh phơi nhiễm)

Hiện có 2 vắc xin được FDA phê duyệt, theo thẩm quyền sử dụng cấp cứu của FDA – các vắc xin khác đang được phát triển và thử nghiệm

Cúm: Vắc xin cúm hàng năm (FDA cấp phép)

 

Các virus hô hấp khác: không có vắc xin

Tiêm ngừa cúm có thể giúp bảo vệ cúm

 

Dự phòng RSV (palivizumab) được dành cho nhũ nhi có nguy cơ cao chọn lọc

Covid-19 với các nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

 

COVID-19

Viêm phế quản hoặc viêm phổi do vi khuẩn thường gặp

Bàn luận

Triệu chứng

+ Khó thở

+ Sốt

+ Mệt mỏi

+ Đau ngực

+ Ho – thường ho khan

+ Khó thở

+ Sốt

+ Mệt mỏi

+ Đau ngực

+ Ho – thường ho có đàm

 

Khởi phát bệnh

Dần dần, 2-14 ngày sau khi phơi nhiễm

Khác nhau, thường nhanh hơn, 1-4 ngày

 

Lây lan

Rất lây lan

Khác nhau, có thể lây lan

 

Nhóm nguy cơ

+ Người lớn tuổi.

+ Người có bệnh nền

+ Trẻ nhỏ

+ Người lớn tuổi

+ Người có bệnh nền

COVID-19 hoặc cúm có thể làm tổn thương phổi, khiến phổi dễ bị viêm phổi do vi khuẩn

Điều trị (ngoài các biện pháp hỗ trợ)

Xem ở trên

Kháng sinh nhằm vào vi khuẩn có thể nhiễm

 

Phòng ngừa (ngoài các biện pháp cơ bản để tránh phơi nhiễm)

Xem ở trên

Chích ngừa cho trẻ nhỏ

 

Vắc xin viêm phổi do phế cầu cho trẻ em và nhóm nguy cơ cao

 

 

Các triệu chứng dị ứng và hen suyễn là gì?

Một số triệu chứng như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi có thể xảy ra khi bị dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nhiều người bị dị ứng có thể dẫn đến các triệu chứng ở mũi, mắt và/hoặc đường thở (hen suyễn). Các dị nguyên thường gặp gồm có các loại phấn hoa khác nhau (cỏ, cây cối, cỏ dại) và nấm mốc, có thể ở nồng độ cao hơn vào mùa xuân và mùa thu. Thông thường hắt hơi và ngứa mũi mắt xảy ra với dị ứng hơn là với nhiễm trùng. Nếu bạn biết rằng bạn bị dị ứng và đã từng có các triệu chứng tương tự trong quá khứ, hãy điều trị các triệu chứng. Nếu bạn bị sốt hoặc các triệu chứng trở nặng, bạn cần nghĩ đến nhiễm trùng. Một số người có thể bị nhiễm trùng xoang do dị ứng kích phát viêm và sẽ sốt, đau xoang hoặc nhức đầu và chảy nước mũi có màu. Thông thường, COVID-19 không có đau xoang.

Những người bị hen suyễn có thể có các triệu chứng khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích như khói thuốc lá, khói thuốc lá điện tử hoặc ô nhiễm không khí. Dị ứng có thể kích phát cơn hen suyễn cho những người nhạy cảm. Nhiễm trùng cũng có thể kích phát hen suyễn và những người bị hen suyễn được coi là có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn. Cơn hen suyễn hoặc các triệu chứng do các yếu tố dị ứng hoặc các chất kích thích không gây sốt. Thông thường khi nhiễm virus, những người xung quanh bạn cũng đã bị bệnh. Thực hiện theo kế hoạch hành động hen suyễn của bạn và dùng thuốc giãn phế quản cắt cơn như albuterol nếu bạn có các triệu chứng. Nếu không đáp ứng hoặc trở nặng, hãy tìm kiếm bác sĩ để điều trị bệnh hen suyễn của bạn và xem bạn có cần thử nghiệm virus hay không. Một số bệnh nhân COVID-19 và cúm có thể bị co thắt phế quản sau nhiễm trùng, có thể dẫn đến thở khò khè và có các triệu chứng giống như hen suyễn.

Tôi nên làm gì nếu đang bệnh?

Nếu không chắc mình có bị COVID-19 hay nhiễm trùng hô hấp khác hay không, bạn nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác. Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với người khác càng nhiều càng tốt và rửa tay thường xuyên. Đừng trì hoãn khám bệnh nếu bạn đang trở nặng, nhưng hãy gọi điện trước để biết cách được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Tác giả: Marianna Sockrider, MD, DrPH, Judy Corn, MSEd
Người phản biện: Anne Holland, PhD, Dick ZuWallack, MD
Người dịch: Lê Thị Tuyết Lan - Trần Thanh Lộc

Các bước hành động

+ Tránh phơi nhiễm các nhiễm trùng hô hấp bằng cách giãn cách, rửa tay kỹ và đeo khẩu trang.
+ Theo dõi sức khỏe của bạn hàng ngày - tìm triệu chứng và đo nhiệt độ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào.
+ Nếu bạn đang bị bệnh, hãy thực hiện các bước để bảo vệ người khác và chăm sóc bản thân.
+ Nếu bạn bị sốt hoặc trở nặng, hãy nhờ bác sĩ kiểm tra.
+ Bỏ thuốc lá hoặc thuốc lá điện tử. Cả hai đều đã được biết là làm tăng khả năng mắc bệnh đường hô hấp do COVID-19 và cũng làm tăng độ nặng của bệnh.

Nguồn thông tin về tập thể dục

American Thoracic Society www.thoracic.org/patients

- COVID-19
- Influenza (Flu)
- Pneumococcal Pneumonia Vaccine
- Face Coverings in a Pandemic

US Center for Disease Control (CDC)
https://www.cdc.gov/flu/symptoms/flu-vs-covid19. htm#table
https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/ vaccines/8-things.html


Bài viết này được dịch với sự cho phép của Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ trong loạt bài thông tin dành cho bệnh nhân