Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ
THÔNG TIN DÀNH CHO BỆNH NHÂN
Rối loạn giấc ngủ thời thơ ấu
Rối loạn giấc ngủ của thời thơ ấu là một loại mất ngủ phổ biến có thể ảnh hưởng đến trẻ em ngay từ 6 tháng tuổi. Nó được phát hiện ở 30% trẻ em. Nếu không được điều trị, nó có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Mất ngủ có thể làm gián đoạn cuộc sống của trẻ và có thể là một vấn đề đối với cha mẹ và những người khác mà trẻ sống cùng. Tờ thông tin này sẽ mô tả loại rối loạn giấc ngủ của trẻ em và cách điều trị để cải thiện giấc ngủ của con bạn.
Rối loạn giấc ngủ của thời thơ ấu là gì?
Có nhiều dạng rối loạn giấc ngủ khác nhau của thời thơ ấu như được mô tả dưới đây.
Loại liên quan đến khởi phát giấc ngủ: Trẻ em, thường dưới hai tuổi, rất khó tự ngủ hoặc ngủ trở lại khi thức dậy trừ khi có những tác động đặc biệt trước khi ngủ. Ví dụ, chúng có thể quen với món đồ chơi yêu thích của chúng bên cạnh, được ru khi ngủ hoặc có bố mẹ ngồi bên cạnh để đi vào giấc ngủ. Quá trình này có thể rất đòi hỏi đối với đứa trẻ và cha mẹ / người chăm sóc.
Loại không chịu đi ngủ: Trẻ trì hoản hoặc không chịu ngủ vào những thời điểm thích hợp. Trẻ có thể yêu cầu nghe thêm những câu chuyện trước khi ngủ, cần một cốc nước khác, hoặc đi vệ sinh lại để trì hoãn giờ ngủ. Nếu trẻ thức dậy khi đang ngủ, trẻ có thể từ chối quay lại giường. Điều này thường bắt đầu vào khoảng 2 tuổi khi trẻ biết nói và có thể ra khỏi giường.
Kiểu hỗn hợp: Trẻ có thể kết hợp cả hai trên kiểu.
Tác động của rối loạn giấc ngủ đến con tôi như thế nào?
Khi trẻ ngủ không đủ giấc, chúng khó hoạt động bình thường vào ban ngày. Một đứa trẻ có giấc ngủ kém có thể gặp vấn đề về hiếu động thái quá, khả năng tập trung và trí nhớ, điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập ở trường của chúng. Cũng có thể cáu kỉnh hơn và nóng nảy hơn sau những đêm ngủ không đủ giấc.
Rối loạn giấc ngủ được chẩn đoán như thế nào?
Rối loạn giấc ngủ được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của con bạn. Trẻ em có thể không thể hiện chính xác cảm giác của chúng, chẩn đoán này thường được thực hiện với sự giúp đỡ của tất cả những người chăm sóc. Nói chung, không cần bất kỳ xét nghiệm đặc biệt nào.
Làm thế nào để con tôi đảm bảo có giấc ngủ khỏe
1.Biết con bạn cần ngủ bao nhiêu. Dưới đây là bảng hướng dẫn số giờ dựa trên độ tuổi của trẻ nên ngủ. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ khuyến nghị:
Tuổi |
Thời gian ngủ mỗi ngày |
4-12 tháng |
12-16 tiếng (kể cả ngủ ngắn) |
1-2 tuổi |
11-14 tiếng (kể cả ngủ ngắn) |
3-5 tuổi |
10-13 tiếng (kể cả ngủ ngắn) |
6-12 tuổi |
9-12 tiếng (không cần ngủ ngắn) |
13-18 tuổi |
8-10 tiếng |
2.>Quyết định cố định thời gian đi ngủ và thức dậy vào các ngày trong tuần và cuối tuần.
3.Tuân thủ vệ sinh giấc ngủ tốt. Giữ một thói quen đi ngủ nghiêm ngặt bắt đầu 20-45 phút trước giờ ngủ của con bạn. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem bài giấc ngủ khỏe mạnh ở trẻ em www.thoracic.org/patients
Các bước để tránh rối loạn giấc ngủ ở trẻ và có được một giấc ngủ tốt vào buổi tối.
Lên lịch ngủ cho trẻ.
Không cho con bạn thức khuya hay ngủ nướng vào cuối tuần. Trẻ 5 tuổi không cần ngủ trưa.
Thói quen trước khi đi ngủ:
Tránh chú ý đến trẻ khi trẻ cố gắng trì hoãn bằng cách hỏi thêm chuyện trước khi đi ngủ, thêm một cốc nước hoặc đi vệ sinh lại. Giới hạn ngay từ khi còn nhỏ để tránh những điều này trước khi đi ngủ. Không cho phép con bạn sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Bạn cần tắt chúng 60 phút trước khi con bạn đi ngủ. Tốt nhất, bạn cũng nên loại bỏ tất cả các thiết bị điện tử bao gồm tivi, điện thoại di động và máy tính khỏi phòng ngủ. Hãy nhớ những gì con bạn đang uống, Thức uống có chứa kích thích như sô-cô-la và sữa sô-cô-la có thể khiến con bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Hạn chế uống các chất kích thích sau 15 giờ.
Các hoạt động trên giường:
Không nằm cùng với trẻ khi trẻ chuẩn bị ngủ. Bạn muốn con học cách tự xoa dịu bản thân. Không cho trẻ ngủ với bình sữa hoặc để người chăm sóc bế hoặc đung đưa trẻ khi ngủ. Thay vào đó, hãy cho bé ngủ khi bé đang buồn ngủ nhưng còn thức. Bạn muốn tránh để con bạn phụ thuộc vào người khác khi trẻ ngủ.
Môi trường xung quanh phòng ngủ
Không mở đèn, cất đồ chơi và các vật gây ảnh hưởng khác ra khỏi giường.
Điều trị mất ngủ ở trẻ như thế nào?
Có một số phương pháp được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ ở trẻ em. Bạn và những người khác có liên quan đến việc chăm sóc con bạn phải tham gia tích cực vào từng cách tiếp cận để cụ thể hóa phương pháp này. Những người có liên quan phải bình tĩnh, cam kết và nhất quán khi thực hiện những điều này.
Phương pháp:
1.Tuyệt đối không xuất hiện:
Sau khi hoàn thành thói quen đi ngủ, hãy cho phép con bạn tự đi ngủ. Nếu con bạn đưa ra những yêu cầu bổ sung ngoài thói quen hoặc bắt đầu quấy khóc, bạn đừng để ý. Bạn cần phớt lờ cho đến thời điểm thức dậy vào buổi sáng trừ khi bạn tin rằng con mình bị ốm, bị thương hoặc đang gặp nguy hiểm. Nhiều trẻ sẽ bắt đầu tự ngủ trong vòng một tuần. Ngay cả khi con bạn đã thành công, đôi khi vấn đề có thể quay trở lại trong vài ngày và bạn có thể phải trải qua nó một lần nữa. Xảy ra ở khoảng một phần ba số trẻ em và xảy ra sau 5-30 ngày.
2. Phớt lờ từng lúc.
Điều này còn được gọi là “khóc có kiểm soát hay luyện ngủ”. Đặt con bạn lên giường và sau đó rời khỏi phòng ngủ. Bạn nên phớt lờ tiếng khóc của trẻ trong một khoảng thời gian nhất định trước khi vào lại phòng ngủ để giúp trẻ ổn định hơn. Bạn có thể sử dụng thời gian cố định (ví dụ: 5 phút một lần) hoặc thời gian kéo dài dần dần (ví dụ: cứ 2 phút, 4 phút, 6 phút một lần) trước khi kiểm tra con bạn. Lặp lại điều này cho đến khi con bạn tự ngủ.
3. Cha mẹ không ở bên cạnh
Đây còn được gọi là độc lập trong lúc ngủ. Bạn ở trong cùng một phòng, nhưng không ở trên giường trong lúc bé ngủ. Không phản ứng với bất kỳ hành vi không phù hợp nào hoặc con đang khóc.
4. Trì hoãn giờ ngủ:
Trì hoãn giờ đi ngủ của con bạn cho đến khi con bạn ngủ thiếp đi trong vòng 30 phút sau khi nằm. Khi con bạn đã ngủ trong hầu hết thời gian trên giường, hãy chậm thay đổi giờ đi ngủ sớm hơn 30 phút chầm chậm cho đến khi bạn đạt được mục tiêu.
5. Củng cố tích cực:
Tạo một sự khuyến khích, khích lệ có thể giúp củng cố hành vi tốt. Ví dụ, tặng một miếng dán đầu tiên vào buổi sáng nếu con bạn ngủ một mình suốt đêm mà không ra khỏi giường. Bạn có thể làm điều này kết hợp với các chiến lược khác ở trên.
Thuốc có giúp con tôi đi vào giấc ngủ không?
Không. Nói chung, sử dụng các biện pháp trên sẽ giúp trẻ hết chứng mất ngủ. Tuy nhiên, trẻ em mắc các bệnh lý khác có thể cần được trợ giúp thêm để dễ ngủ.
Các bước hành động
✔ Biết con bạn cần ngủ bao nhiêu.
✔ Giữ lịch ngủ cố định vào các ngày trong tuần kể cả cuối tuần.
✔ Tuân thủ các cách để tạo ra giấc ngủ tốt hàng ngày và tránh các việc ảnh hưởng tiêu cực như sử dụng đồ điện tử, bú bình trên giường hoặc để con bạn dựa vào sự hiện diện của bạn khi bé đi vào giấc ngủ.
✔ Nếu con bạn không tiến bộ, hãy nhờ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc ban đầu hoặc chuyên gia về giấc ngủ giúp đỡ.
Nguồn tin
Hội lồng ngực Hoa Kỳ
Giấc ngủ khỏe ở trẻ em
Mất ngủ
Phương pháp huấn luyện giấc ngủ cho các bậc cha mẹ bị kiệt sức của bác sĩ Canapari
https://drcraigcanapari.com/at-long-last-sleeptraining-tools-for-the-exhausted-parent/
Hội y học hành vi giấc ngủ
https://www.behavioralsleep.org/index.php/sbsm/about-childhood-sleep-disorders/childhood-insomnia
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/sleep/Pages/Getting-Your-Baby-to-Sleep.aspx
Bài viết này được dịch với sự cho phép của Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ trong loạt bài thông tin dành cho bệnh nhân
Nguồn: American Thoracic Society https://www.thoracic.org/patients/patient-resources/resources/behavioral-insomnia-childhood.pdf